Sau chiến tranh Chiến_tranh_Kosovo

Những hậu quả và hệ quả đối với hệ thống quốc tế[54]

  1. Mỹ và NATO đã tạo ra một tiên lệ rất nguy hiểm khi thách thức luật pháp quốc tế, vai trò gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (Hiến chương LHQ quy định hành động chiến tranh chỉ được coi là hợp pháp khi đó là cuộc chiến chống xâm lược hoặc là sự can thiệp quân sự với sự đồng ý của Hội đồng Bảo an[57], NATO đã tấn công khi chưa có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an)
  2. Cuộc chiến Kosovo đã tạo ra nguy cơ xuất hiện những đe doạ hành động quyết liệt hơn của nưóc lớn này hay nước lớn khác.
  3. Cộng thêm việc LHQ bị mất vai trò, các nước nhỏ thực sự lo ngại bị Mỹ và đồng minh xâm lược nếu không tuân thủ những yêu sách của Mỹ.
  4. Các nước nhỏ bắt đầu xu hướng tập hợp với nhau và liên kết với những nước lớn khác để chống lại Mỹ.
  5. Nguy cơ khủng bố, buôn lậu vũ khí, mua bán người hay các bộ phận cơ thể người gia tăng. An ninh châu Âu bị đe dọa.
  6. Tạo ra cuộc chạy đua vũ trang mới khi những ưu thế về vũ khí-khí tài của Mỹ được thể hiện trong cuộc chiến khiến nhiều nước lo ngại.
  7. Các nước lo sợ Mỹ lợi dụng chiêu bài "nhân quyền" để can thiệp vào nội bộ các nước.
  8. Xu hướng đa cực gia tăng, vị thế tương đối của Mỹ bắt đầu suy giảm
  9. Lòng tin vào khả năng Mỹ bảo vệ đồng minh giảm sút
  10. Quan hệ Mỹ-Nga và Mỹ-Trung chính thức bước vào giai đoạn cạnh tranh mới.

Tình trạng các nước mới độc lập

Sau chiến tranh Kosovo, Liên bang Nam Tư (mới) tan rã với các quốc gia mới như Kosovo, Montenegró, Serbia. Tổng thống Milosevic bị đưa ra tòa án quốc tế để xét xử nhưng tòa chưa kịp tuyên án thì ông ta đã qua đời trong tù.[58]

Sau khi đọc lập, Kosovo vẫn thuộc nhóm các nước nghèo nhất châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp cao, khả năng hội nhập vào EU thấp. Người Serbia ở đây gặp nhiều khó khăn khi chịu sự kỳ thị về sắc tộc.[59] Giữa Serbia và Kosovo tồn tại những tranh chấp về lãnh thổ, đặc biệt khi Serbia không thừa nhận sự độc lập của Kosovo.[60] Trong EU, do vấn đề các xử ly khai nên Tây Ban Nha không công nhận sự độc lập của Kosovo bên cạnh đó còn có Slovakia, Rumani, đảo Síp, và Hy Lạp. Nga, Trung Quốc là hai ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không thừa nhận Kosovo.[61]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Kosovo http://militaryhistory.about.com/od/battleswars190... http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/P... http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/P... http://www.freebase.com/view/en/forcat_e_armatosur... http://www.ihs.com/events/index.aspx http://articles.latimes.com/1999/apr/14/news/mn-27... http://articles.latimes.com/2011/apr/03/opinion/la... http://nl.newsbank.com/nl-search/we/Archives?p_pro... http://onlineathens.com/stories/021704/let_2004021... http://www.radardaily.com/reports/Unmanned_Aerial_...